Từ ngày 1-1-2024, Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 3 chính thức có hiệu lực thi hành. Ngày 31-12-2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT. Việc đưa Luật TĐKT 2022 với 1 điều mới, 7 điều giữ nguyên, sửa đổi bổ sung 88 điều và NĐ 98/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành vào thực tiễn nhằm góp phần bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới công tác TĐKT, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng. Dưới đây là những nội dung mới của Luật TĐKT và Nghị định 98:
- Về thi đua, tổ chức thi đua, danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua
- Sửa đổi các quy định về thi đua và tổ chức thi đua
– Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua: Bỏ quy định “Đăng ký tham gia thi đua“ trong căn cứ để xét tặng danh hiệu thi đua.
Sau khi sửa đổi còn lại 03 căn cứ: (1) Phong trào thi đua; (2) Thành tích thi đua; (3) Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
– Hình thức thi đua : Quy định hình thức “Thi đua theo chuyên đề” thay cho hình thức “Thi đua theo đợt” quy định tại Luật hiện hành.
Sau khi sửa đổi có 02 hình thức thi đua: (1) Thi đua thường xuyên (2) Thi đua theo chuyên đề
– Về phạm vi thi đua: Bổ sung phạm vi thi đua “Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp tổ chức“.
Sau khi sửa đổi phạm vi thi đua gồm:(1) Toàn quốc (2) Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và cơ sở (3) Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp tổ chức
- Nội dung tổ chức phong trào thi đua: Quy định khái quát hơn; Bổ sung 02 nội dung: Kiểm tra, giám sát phong trào thi đua và Tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến.
- Về danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua
– Bổ sung danh hiệu thi đua: Bổ sung danh hiệu thi đua “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, quy định các tiêu chuẩn chung đối với danh hiệu, Giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.
– Sửa đổi tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp
(a) Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Quy định bổ sung tiêu chuẩn: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, “Có đề án khoa học“, “công trình khoa học và công nghệ“, Bỏ quy định “được áp dụng” đối với đề tài, đề án khoa học
Theo đó, Điều 23 quy định: Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn:
- Đạt danh hiệu Lao động tiên tiến
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã nghiệm thu hoặc mưu trí sáng tạo trong chiến đấu phục vụ chiến đấu (đơn vị công nhận).
(b) Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ
+ Bổ sung quy định “có đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ” trong tiêu chuẩn xét tặng
+ Quy định về hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến hoặc hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ: Trong bộ, ban, ngành, tỉnh.
(c)Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc
+ Bỏ từ “nhất” trong quy định về tiêu chuẩn xét tặng
+ Bổ sung quy định “đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ” trong tiêu chuẩn xét tặng.
+ Quy định về hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng hoặc phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ.
- Sửa đổi tiêu chuẩn danh hiệu Cờ Thi đua
(a) Danh hiệu Cờ Thi đua của Chính phủ
- Xét tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu các cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn:
- a) Có thành tích xuất sắc, hoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;
- b) Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.
- Xét tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức.
- Xét tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động có thời gian 05 năm trở lên khi sơ kết, tổng kết phong trào.
(b) Danh hiệu Cờ Thi đua cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh
- Xét tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn:
- a) Hoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;
- b) Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.
- Xét tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.
- Sửa đổi tiêu chuẩn danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến”
– Bỏ tiêu chuẩn “không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên” khi xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc.
– Tăng tỷ lệ cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” từ 50% lên 70% khi xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến“.
- Về khen thưởng, hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng
- Sửa đổi các quy định chung về khen thưởng
– Bổ sung quy định về mục tiêu khen thưởng: “Nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
– Bổ sung quy định về nguyên tắc khen thưởng “Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó.” “Chú trọng khen thưởng tập thể, cá nhân trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; tập thể, cá nhân công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.“
* Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thi đua theo chuyên đề không dùng làm căn cứ để đề nghị cấp trên khen thưởng theo công trạng
- Sửa đổi quy định về hình thức khen thưởng
– Sửa đổi quy định về căn cứ xét khen thưởng
+ Bỏ căn cứ “phạm vi, mức độ, ảnh hưởng của thành tích“ thay bằng căn cứ “Thành tích đạt được”.
+ Bỏ hình thức khen thưởng “Huy hiệu” của bộ, ban, ngành, tỉnh.
+ Bổ sung hình thức “Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”
- Bổ sung các quy định về đối tượng khen thưởng
- Bổ sung đối tượng xét tặng “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” cho cán bộ nghiên cứu giáo dục;
- Bổ sung đối tượng xét tặng “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” cho hộ sinh;
- Giao Chính phủ quy định đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” cho “Người sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật” (không thuộc đối tượng đã quy định trong luật hiện hành).
- Bổ sung đối tượng khen thưởng cống hiến:
- Cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
- Cá nhân giữ chức vụ được khen thưởng cống hiến theo quy định mới về chức danh tương đương
- Sửa đổi các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng
– Quy định tiêu chuẩn riêng để tặng thưởng “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập”, “Huân chương Quân công” đối với bộ, ban ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội (xét tặng nhân kỷ niệm năm tròn, căn cứ vào bề dày truyền thống, có công trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc).
– Quy định việc xét tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” nhiều lần đối với tập thể;
– Quy định việc xét tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo trong trường hợp tập thể được tặng “Huân chương Độc lập hạng Nhất” trong thời gian xét khen thưởng.
– Quy định cụ thể tiêu chuẩn khen thưởng đối với tập thể căn cứ vào danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (liên tục được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, số Cờ Thi đua, Bằng khen…).
– Quy định cụ thể tiêu chuẩn xét tặng Huân chương Lao động (các hạng), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh đối với công nhân, nông dân (có sáng kiến, có mô hình sản xuất hiệu quả ổn định, có nhiều thành tích trong lao động sản xuất…).
– Bổ sung quy định nhân hệ số 2 khi tính thời gian công tác đối với cá nhân trong lĩnh vực giáo dục, y tế công tác tại địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, miền núi thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn trong xét tặng danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc (Nhân dân, Ưu tú).
– Bỏ quy định xét tặng 5 năm/lần đối với danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.
- Bổ sung các quy định về khen thưởng đối ngoại
– Quy định việc khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh đối với người nước ngoài.
– Quy định việc khen thưởng Huân chương Độc lập (các hạng), Huân chương Lao động (các hạng), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài.
– Quy định đối tượng và tiêu chuẩn cụ thể khen thưởng Huy chương Hữu nghị.
- Quy định về phân cấp trong thi đua, khen thưởng
- Phân cấp cho các bộ, ban, ngành, tỉnh quy định cụ thể đối với một số danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền.
– Giao Bộ, ban, ngành, tỉnh quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể:
+ Tiêu chuẩn tặng xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
+ Đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh.
+ Đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị Quyết thắng”.
+ Đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”.
+ Tiêu chuẩn Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh.
+ Tiêu chuẩn Giấy khen .
– Giao UBND cấp tỉnh quy định chi tiết:
+ Tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu Xã, phường, thị trấn tiêu biểu.
+ Tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu Thôn, Tổ dân phố văn hóa.
+Tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa.
– Giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về danh hiệu “Cờ Thi đua” và Bằng khen của Đại học Quốc gia
– Giao Chính phủ quy định thẩm quyền công nhận danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc” trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
– Giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định thẩm quyền công nhận danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”,“Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động.
- Phân cấp và bổ sung thẩm quyền công nhận một số danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
– Bổ sung thẩm quyền tặng “Kỷ niệm chương” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Bổ sung thẩm quyền tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Quy định cụ thể thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ban, ngành tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành không có tư cách pháp nhân công nhận các danh hiệu nêu trên.
- Cải cách thủ tục hành chính trong thi đua, khen thưởng
- Giảm số lượng hồ sơ
Giảm còn 01 bộ hồ sơ của bộ, ban, ngành, tỉnh khi trình các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước (kèm theo các tệp tin điện tử).
- Bổ sung các trường hợp khen thưởng theo trình tự, thủ tục đơn giản
– Khen thưởng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện;
– Khen thưởng cống hiến, khen thưởng niên hạn, khen thưởng đối ngoại;
– Khen thưởng thành tích có nội dung bí mật nhà nước.
- Ứng dụng công nghệ thông tin công tác thi đua, khen thưởng
Bổ sung quy định “ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng và trong hệ thống thi đua, khen thưởng, xây dựng cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng” là một nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
- Một số nội dung khác
- Về khen thưởng kháng chiến
Quy định việc tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” đối với Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc.
Giao Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng và hướng dẫn thực hiện
- Bổ sung trách nhiệm của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân
– Bổ sung trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
Quy định về việc thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
– Bổ sung quy định về trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
+ Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng;
+ Phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng;
+ Đánh giá thành tích và chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng.
– Bổ sung trách nhiệm của cá nhân, tổ chức Việt Nam khi nhận các hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài
Cá nhân, tổ chức Việt Nam khi nhận các hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng ý hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Quy định nguyên tắc xét tôn vinh và trao tặng giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác
Quy định nguyên tắc xét tôn vinh và trao tặng giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp
- a) Tổ chức công khai, khách quan, công bằng, bình đẳng, trên cơ sở tự nguyện; không trái với các quy định của pháp luật có liên quan;
- b) Mỗi cơ quan, đơn vị tổ chức tối đa 02 giải thưởng hoặc danh hiệu phạm vi toàn quốc.
Tên gọi, nội dung của danh hiệu, giải thưởng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Quy định việc hủy quyết định khen thưởng hoặc tước danh hiệu vinh dự nhà nước
Quy định việc hủy quyết định khen thưởng hoặc tước danh hiệu vinh dự nhà nước
– Quy định cụ thể các trường hợp tổ chức, cá nhân bị hủy bỏ quyết định khen thưởng;
– Quy định cụ thể các trường hợp cá nhân bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước (có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù có thời hạn trở lên…)
– Quy định việc tước danh hiệu vinh dự nhà nước đối với pháp nhân thương mại (bị áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn).
- Quy định cụ thể việc sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng:
– Chi trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua;
– Chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (thành tích trong thời kỳ đổi mới).
– Chi in ấn, làm hiện vật khen thưởng.
- Quy định về việc chi tiền thưởng:
Người ra quyết định khen thưởng có trách nhiệm chi tiền thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc biên chế, quỹ lương do cấp mình quản lý và hạch toán chi thành mục riêng.
Ths. Vũ Thị Huyền Ngọc – Tổ pháp chế
Phòng Tổ chức Cán bộ – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương