Nung mủ hậu môn (áp xe, rò hậu môn)

ĐẠI CƯƠNG BỆNH ÁP XE – RÒ HẬU MÔN

  1. ĐẠI CƯƠNG.

– Nung mủ hậu môn là một tình trạng bệnh lý nhiễm trùng ở vùng hậu môn, gồm áp xe và rò hậu môn. Bệnh lý này đã được biết đến từ thời Hippocrates – 5000 năm trước công nguyên.

– Áp xe và rò hậu môn là hai giai đoạn cấp tính và mạn tính của một bệnh nung mủ hậu môn.

Hình 1: Vị trí các ổ áp xe

Perianal abscess: Áp xe quanh hậu môn.

Intersphincteric abscess: Áp xe trong cơ thắt.

Ischioanal absess: Áp xe hố ngồi trực tràng.

Supralevator abscess: Áp xe trên cơ nâng.

 

  1. NGUYÊN NHÂN.

Về nguyên nhân gây bệnh mặc dù có nhiều điểm cần tranh luận, tuy nhiên phần lớn các tác giả cho rằng nung mủ hậu môn bắt nguồn từ nhiễm khuẩn tuyến Hermann và Desfosses.

Hình 2: Vị trí tuyến Hermann Desfosses.

Anal glands: Tuyến hậu môn

III. CƠ CHẾ BỆNH SINH.

Bệnh bắt đầu từ nhiễm khuẩn tuyến hậu môn, ở giai đoạn khởi đầu, nhiễm khuẩn từ tuyến vỡ vào lòng ruột ở vùng hốc, tạo nên lỗ trong (Lỗ nguyên thủy).

Ở giai đoạn phát triển, mủ đọng lại trong các khoang tế bào tạo nên các áp xe hậu môn (Giai đoạn cấp tính).

Sau đó mủ phát triển trong khoang liên cơ thắt, đi theo phức hợp cơ dọc. Ở giai đoạn cuối, mủ phá ra ngoài da tạo nên lỗ ngoài (Lỗ thứ phát) hoặc vào trong lòng ruột (Lỗ thứ phát trong trường hợp này không ở ngoài mà ở phía trong lòng ruột). Trong quá trình phát triển đó, mủ tạo nên những đường rò, những túi cùng, tất cả gọi là rò hậu môn (Giai đoạn mạn tính).

Hình 3: Quá trình hình thành rò hậu môn.

TRIỆU CHỨNG – CHẨN ĐOÁN

  1. Áp xe hậu môn.
  2. Triệu chứng cơ năng.

* Sưng đau hậu môn:

– Tự nhiên xuất hiện khối sưng đau ở hậu môn, trong trường hợp ổ áp xe sâu có thể không thấy khối mà chỉ có triệu chứng đau.

– Mức độ đau nhiều, đau liên tục, đau tăng lên khi đại tiện.

* Có thể có triệu chứng bí tiểu.

  1. Triệu chứng toàn thân.

Có thể có hoặc không có biểu hiện hội chứng nhiễm trùng.

– Sốt.

– Môi khô lưỡi bẩn, hơi thở hôi.

  1. Triệu chứng thực thể.

* Khám vùng hậu môn thấy có khối: Sưng, nóng, đỏ, đau.

* Thăm hậu môn trực tràng:

– Giảm trương lực cơ tròn.

– Có thể sờ thấy khối đẩy lồi vào trong thành hậu môn, trực tràng: Khối tròn, nhẵn, ấn đau.

* Đôi khi không thấy khối áp xe mà phối hợp ngón tay trong vào ngoài hậu môn tìm điểm đau chói.

Hình 4: Vị trí áp xe bên trái.

(Nhìn khác biệt so với bên phải: Sưng nề hơn, màu sắc đỏ hơn).

Hình 5: Vị trí áp xe bên trái điểm 5h – 6h.

(Nhìn không có sự khác biệt với vùng da bình thường. Xác định bằng thăm hậu môn trực tràng bằng tay hoặc chụp phim cộng hưởng từ (MRI) tiểu khung.

  1. Rò hậu môn.
  2. Triệu chứng cơ năng.

* Sưng đau, chảy dịch hậu môn.

– Người kể xuất hiện khối ở hậu môn, đau, sau đó khối đó tự vỡ hoặc được trích rạch, đau giảm nhưng dịch tiếp tục chảy ra và có thể hết trong một thời gian. Triệu chứng sưng đau, vỡ, chảy dịch, hết dịch có thể tái đi tái lại nhiều lần.

– Mức độ đau không nhiều như áp xe hậu môn.

– Quá trình sưng đau, vỡ, chảy dịch, hết dịch, người bệnh có thể tự uống kháng sinh làm người bệnh lầm tưởng bệnh đã khỏi sau khi uống thuốc.

* Có lỗ chảy dịch ở hậu môn sau khi đã được mổ rò hậu môn.

  1. Triệu chứng toàn thân.

Thường không có biểu hiện hội chứng nhiễm trùng.

  1. Triệu chứng thực thể.

* Khám thấy có lỗ rò ngoài ở rìa hậu môn chảy dịch hoặc dùng tay ấn nhẹ vào cạnh lỗ có mủ chảy ra. Đôi khi lỗ rò bị nụ thịt che khuất, gạt nhẹ nụ thịt ra thì thấy lỗ rò.

Hình 6: Lỗ rò ngoài gần vị trí 12h.

(Nằm sát gốc bìu, khá xa ống hậu môn).

* Thăm hậu môn trực tràng: Phối hợp ngón tay trong, ngón tay ngoài để sờ đường rò.

Ts. Bs Hà Mạnh Cường – Trưởng khoa Ngoại