Tác hại của rượu trong ung thư

BSCKII. Nguyễn Quang Vinh – Trưởng khoa Kiểm soát và điều trị Ung bướu

Trong nhóm tác nhân hóa học gây ung thư thì rượu được xếp thứ 2 sau thuốc lá. Cơ chế: rượu ở nồng độ cao gây ức chế quá trình tái sửa chữa tế bào, vì vậy tăng khả năng gây ung thư trên bất kỳ vùng nào của cơ thể.

  1. Rượu gây tổn thương các mô trong cơ thể Rượu hoạt động như một chất kích thích đặc biệt lên niêm mạc hệ tiêu hóa, gây biến đổi cấu trúc AND nhằm chữa lành tổn thương nhưng dẫn đến sự thay đổi cấu trúc gây ung thư. Uống rượu làm các vi khuẩn trong đại tràng và trực tràng chuyển cồn thành lượng lớn acetaldehyde có khả năng gây ung thư.
  2. Rượu dẫn đường cho các hóa chất độc hại khác vào cơ thể dễ dàng hơn Rượu là dung môi hòa tan nhiều chất như acid acetic, aceton, benzen… và nhiều chất độc hại khác nhau. Do đó nó giúp các chất độc hại như các chất có trong khói thuốc lá đi vào tế bào dễ dàng hơn, làm tăng nguy cơ bị ung thư. Điều này giải thích rằng khi uống rượu kèm hút thuốc lá có thể gây ung thư cao hơn so với uống rượu đơn độc.
  3. Ảnh hưởng đến sự hấp thu folat hoặc các chất dinh dưỡng khác Rượu ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng như folat dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư đại trực tràng.
  4. Tác dụng trên estrogen hoặc hormon khác Rượu làm tăng estrogen là hormon quan trọng trong sự phát triển mô vú, có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  5. Ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể Quá nhiều rượu bổ song calo vào khẩu phần ăn gây tăng cân ở một số người. Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ nhiều loại ung thư.