Một số đặc điểm lâm sàng ở trẻ em mắc táo bón mạn tính chức năng điều trị bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

TS. BS. Trần Thị Phương Linh

Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Mục tiêu: Xác định các đặc điểm lâm sàng của táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện YHCT Trung ương theo giới tính và nhóm tuổi.

Đối tượng và Phương pháp: 50 bệnh nhi được chẩn đoán táo bón mạn tính chức năng  điều trị tại khoa Nội – Nhi từ tháng 6/2019 đến tháng tháng 6/2020 được đưa vào nghiên cứu với chỉ tiêu theo dõi về đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán. Dữ liệu được phân tích theo giới tính và nhóm tuổi gồm lứa tuổi nhà trẻ 1 – ≤ 3 tuổi;  mầm non từ >3- ≤6 tuổi;  đi học từ   >6- ≤15 tuổi.

Kết quả: trẻ từ 1- ≤3 tuổi : 24 bệnh nhân (48%), trẻ từ 3-≤6 tuổi: 14 bệnh nhân (28%), từ 6-≤15 tuổi: 12 bệnh nhân (24%). Tỷ lệ trẻ nam chiếm  46% . Không có sự khác biệt  về giới tính ở bất kỳ nhóm tuổi nào (p>0,05). Triệu chứng phổ biến nhất ở tất cả các nhóm tuổi là phân khô, cứng. Đau bụng gặp ở 90% trẻ em bị táo bón. Tình trạng són phân phổ biến hơn ở trẻ em trong độ tuổi trước đi học. Có khối phân trong trực tràng là triệu chứng thực thể hay gặp nhất khi thăm khám.

Kết luận: Một số đặc điểm lâm sàng chính của bệnh táo bón ở trẻ em là: 100% các bệnh nhi trong  nghiên cứu có triệu chứng đại tiện phân rắn; 90% có đau bụng; 56% có đại tiện ≤ 2 lần/tuần; 34% có biểu hiện són phân. 72% trẻ có đau hậu môn khi đi ngoài và 74% trẻ có tư thế giữ phân khi đi ngoài. Không có sự khác biệt về tỷ lệ triệu chứng giữa 2 giới nam và nữ (p>0,05). Tỷ lệ trẻ có tư thế giữ phân ở lứa tuổi trước đi học lớn hơn trẻ trong độ tuổi đi học (p>0,05). Tình trạng són phân phổ biến hơn ở trẻ em trong độ  tuổi đi học so với trẻ trước tuổi đi học (p<0,05). Chướng bụng gặp ở hầu hết các bệnh nhi 49/50 (98,3%). Không có sự khác biệt giữa các lứa tuổi và  giới. Khám thấy phân trong trực tràng thường gặp ở trẻ > 3 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nứt kẽ hậu môn là biến chứng do táo bón kéo dài gặp ở trẻ đi học và trẻ lớn hơn