Điều trị xuất tinh sớm ở nam giới bằng Y học cổ truyền

  1. Đại cương

Xuất tinh sớm thuộc phạm vi chứng di tinh, hoạt tinh trong Y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân gây ra dinh tinh thường liên quan tới tình chí, làm việc, ăn uống hoặc quan hệ tình dục không điều độ.

  1. Bệnh danh:

Di tinh, hoạt tinh

  1. Điều trị

3.1 Thể âm hư hỏa vượng

3.1.1 Triệu chứng:

Người bệnh ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh, khi ngủ hay mê. Dương dự dễ cứng nhưng hay mộng tinh, hay khi giao hợp thực sự dễ xuất tinh sớm. Toàn thân thường hay chóng mặt, hồi hộp, tinh thần thường mệt mỏi, hay quên, miệng khô, nước tiểu vàng sẫm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.

  • Nguyên nhân

Nguyên nhân thường do lao lực quá độ làm âm huyết tiêu hao hoặc do lo nghĩ quá nhiều làm tinh thần căng thẳng gây tổn thương tới thận âm. Hậu quả là âm dịch bất túc, sinh nội nhiệt, nhiệt nhiễu tinh phòng nên phát sinh ra di tinh.

  • Biện chứng luận trị.

Do phần âm của tâm và thận bị hư tổn, mà âm hư đưa đến hỏa vượng nên nhiễu loạn tinh thất, nên bệnh nhân xuất hiện mộng tinh, ngủ không sâu giấc. Thận tinh hư nên người bệnh mệt mỏi, tinh thần uể oải. Tinh hư không thể lên nuôi dưỡng não tủy nên chóng mặt, hay quên. Miện khô, nước tiểu sẫm, chất lưỡi đỏ mạch tế sác là biểu hiện của âm hư hỏa vượng.

  • Pháp điều trị

Tư âm thanh hỏa, an thần, cố tinh

  • Phương dược

Bài 1: “Hoàng liên thanh tâm ẩm” kết hợp “Tam tài phong tủy đan”

Hoàng liên Thanh tâm tả hỏa Sinh địa Tư âm thanh nhiệt
Đương quy  

Dưỡng huyết an thần

Nhân sâm Ích khí hòa trung
Táo nhân Cam thảo
Phục thần Liên tử Thanh tâm cố tinh
Viễn chí

Có thêm vị Đăng tâm thảo, ngũ vị tử, mẫu lệ, long cốt để thanh tâm, an thần, cố tinh.

Bài 2: “Tam tài phong tủy đan” có tác dụng bổ thận âm, thanh hư hỏa, ích khí thường dùng với trường hợp khí âm lưỡng hư.

Thiên môn Tư âm bổ huyết Nhân sâm Ích khí
Thục địa Cam thảo
Hoàng bá Thanh nhiệt Sa nhân Lý khí kiện tỳ

Bài 3: “Tri bá địa hoàng hoàn” hoặc “Đại bổ âm hoàn” để tư âm giáng hỏa

Bài 4: “An thần định chí hoàn” nếu tâm hỏa vượng nên dưỡng tâm an thần

3.2 Tâm tỳ hư

3.2.1 Triệu chứng

Bệnh nhân mỗi khi mệt mỏi hoặc sau lao động, làm việc nhiều thì di tinh nặng hơn, tâm quý, mất ngủ, hay quên, sắc mặt vàng, người mệt mỏi, ăn ít, đại tiện phân nát, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược.

  • Nguyên nhân

Nếu suy nghĩ, lo lắng kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng của tâm tỳ, làm tâm tỳ khí hư, khí hư hạ hãm không thống nhiếp được tinh gây ra chứng di tinh.

  • Biện chứng

Lao động, làm việc nhiều hao tổn trung khí, khiến tỳ khí hư không thống nhiếp được tinh dịch, bệnh nhân di tinh nặng hơn sau khi lao động. Tâm chủ thần minh, lo lắng nghĩ ngợi nhiều làm hại cho tâm thần gây ra tâm quý, mất ngủ, hay quên. Tỳ chủ vận hóa, tỳ hư thì nguồn sinh ra khí huyết kém dẫn tới khí huyết hư nên người mệt mỏi, sắc mặt vàng, ăn ít, đại tiện phân nát.

  • Pháp trị

Dưỡng tâm kiện tỳ, ích khí nhiếp tim

  • Phương dược

Bài 1: “Diệu hương tán” gia giảm

Nhân sâm  

Ích khí nhiếp tinh

Sơn dược Kiện tỳ
Hoàng kỳ Phục linh
Cam thảo Viễn chí Thanh tâm an thần
Mộc hương Lý khí Chu sa
Cát cánh Thăng dương

Gia thêm vị Kim anh từ, Khiêm thực để cố thận nhiếp tinh

Nếu ăn ít, đại tiện phân nát thêm vị Sơn tra, Thần khúc, Sơn dược, Ý dĩ

Nếu trung khí hạ hãm thêm vị Thăng ma, Sài hồ hoặc dùng bài “Bổ trung ích khí”

Ngoài ra thể bệnh này cũng có thể dùng bài “Quy tỳ thang” để ích khí dưỡng huyết.

3.3 Thể thấp  nhiệt nội ôn

  • Triệu chứng:

Bệnh nhân di tinh, thậm chí tinh dịch có lẫn trong nước tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, miệng đắng, khát nước, tâm phiền, mất ngủ, nhiệt miệng, đại tiễn phân nát, thối khẳm hoặc đầy chướng bụng, buồn nôn, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác

  • Nguyên nhân

Do ăn uống không điều độ, uống nhiều rượu… làm tổn thương tỳ, vị dẫn tới thấp nhiệt nội sinh và đưa xuống hạ tiêu, cũng gây ra nhiễu động tinh phòng mà dẫn tới di tinh.

  • Biện chứng

Thấp nhiệt ở vùng hạ tiêu ảnh hưởng tới tình thất nên bệnh nhân di tinh nhiều, thậm chí lúc đi tiểu có lẫn tinh dịch. Thấp nhiệt ảnh hưởng tới khí hóa của bàng quang nên bệnh nhân tiểu buốt tiểu rắt. Thấp nhiệt ảnh hưởng tới đại trường nên đại tiện phân nát, thối khẳm. Thấp nhiệt ở vùng trung tiêu ảnh hưởng đến sự thăng giáng của khí cơ nên bệnh nhân đầy tức bụng, buồn nôn. Thấp nhiệt nhiễu loạn tâm thần nên mất ngủ, miệng đắng, khát nước, tâm phiền, nhiệt miệng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác là biểu hiện của thấp nhiệt.

  • Pháp điều trị

Thanh nhiệt lợi thấp

  • Phương thuốc

Bài 1: “Tỳ giải phân thanh ẩm” gia giảm

Tỳ giải  

 

Thanh nhiệt lợi thấp

Liên tâm  

 

Thanh tâm an thần

Hoàng bá Đan sâm
Phục linh Xương bồ
Xa tiền tử Bạch truật

Nếu thấp nhiệt cản trở trung tiêu, bệnh nhân đầy bụng, chán ăn nhiều thêm vị, Thương truật, Hậu phác để kiện tỳ hóa thấp.

Nếu đại tiện phân nát, thối khẳm thì thêm Hoàng liên, Hoàng cầm để thanh nhiệt giải độc.

Nếu tiểu buốt, tiểu rắt, bụng dưới hoặc bộ phận sinh dục có cảm giác căng tức là do bệnh lâu ngày, huyết ứ kết hợp với nhiệt chứng, thêm vị Bồ công anh, Bại tương thảo, Xích thược, Vương bất lưu hành để hóa ứ thanh nhiệt.

Nếu do ăn uống không điều độ, uống rượu ăn đồ dầu mỡ làm ảnh hưởng đến tỳ vị, đàm nhiệt nội sinh thì dùng bài “Thương bạch nhị trần thang” gia thêm vị Hoàng bá.

Nếu thấp nhiệt ở can kinh dùng bài “Phong tủy đan” hoặc “Long đởm tả can thang” để thanh nhiệt lợi thấp.

Cần chú ý thêm rằng, điều trị di tinh do thấp nhiệt thì dùng pháp thanh nhiệt lợi thấp là chính không được dùng các vị cố sáp quá sớm để tránh tình trạng thấp nhiệt không hết mà bệnh tình kéo dài, lâu khỏi.

3.4 Thể thận hư bất cố

  • Thể thận âm hư

3.4.1.1 Triệu chứng

Bệnh nhân di tinh nhiều thậm chí hoạt tinh, nhức mỏi lưng gối, họng khô, tâm phiền, chóng mặt, ù tai, hay quên, mất ngủ, sốt nhẹ, gò má đỏ, người gầy mòn, đọa hãn, rang tóc rụng sớm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.

3.4.1.2 Nguyên nhân

Hay gặp ở những người tảo hôn, người mắc chứng thủ dâm hoặc giao hợp quá nhiều làm tổn thương đến thận tinh, dẫn đến tinh quan bất cố, thận không giữ được tinh nên gây ra di tinh.

3.4.1.3 Biện chứng

Do tiên thiên bất túc hoặc thủ dâm, quan hệ tình dục quá độ hoặc di tinh thời gian dài làm thận hư tổn, thận hư bất cố nên bệnh nhân di tinh nhiều, thậm chí hoạt tinh. Lưng là phủ của thận, thận hư nên lưng gối nhức mỏi. thận tinh hư không thể sinh tủy nuôi dưỡng não nên bệnh nhân chóng mặt, ù tai, hay quên, mất ngủ. Âm hư sinh nội nhiệt nên họng khô, tâm phiền, gò má đỏ, người gầy, đạo hãn. Thận chủ cốt vinh nhuận ra tóc, thận hư nên người bệnh tóc rụng sớm, rang lung lay.

3.4.1.4 Pháp điều trị

Tư âm bổ thận, kết hợp cố sáp

3.4.1.5 Phương dược

Bài 1: “Lục vị hoàn” để tư âm bổ can thận

Thục địa  

Bổ thận âm

Đan bì  

Thanh nhiệt, kiện tỳ trừ thấp

Sơn thù Trạch tả
Sơn dược Phục linh

Bài 2: “Tả quy hoàn” có tác dụng bổ thận sinh tinh, dùng trong trường hợp tinh hư nặng, bệnh nhân nhức mỏi lưng gối nhiều.

Thục địa  

 

Bổ thận âm

Kỷ tử  

 

Bổ thận sinh tinh

Sơn dược Thỏ ty tử
Sơn thù Quy bản
Mẫu đơn bì Ngưu tất
Lộc giác
  • Thể thận dương hư

3.4.2.1 Triệu chứng

Người bệnh mộng tinh, hoạt tinh nhiều, tinh thần uể oải, sợ lạnh, chân tay lạnh, dương nuy, xuất tinh sớm, tinh dịch lạnh, tiểu nhiều, nước tiểu trong dài hoặc tiểu ít, phù thũng, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi bệu, nhợt, có vết hằn rang, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm tế.

3.4.2.2 Nguyên nhân

Hay gặp ở những người tảo hôn, người mắc chứng thủ dâm hoặc giao hợp quá nhiều làm tổn thương đến thận tinh, dẫn đến tinh quan bất cố, thận không giữ được tinh nên gây ra di tinh.

3.4.2.3 Biện chứng

Di tình thời gian dài dẫn tới nguyên khí hư, tinh quan bất cố gây ra hoạt tinh. Dương hư không ôn ấm được cơ thể nên chân tay lạnh, sợ lạnh, dương nuy, xuất tinh sớm, tinh dịch lạnh. Thận dương hư, bàng quang khí hóa giảm nên bệnh nhân hoạc là tiểu ít, phù thũng hoặc tiểu nhiều nước tiểu trong dài.

3.4.2.4 Pháp điều trị

Ôn thận trợ dương, cố sáp chỉ di

3.4.2.5 Phương dược

Bài 1: “Hữu quy hoàn”

Thục địa  

 

Bổ dưỡng tinh huyết

Đỗ trọng Bổ thận nhiếp tinh
Sơn dược Thỏ ty tử
Sơn thù Phụ tử chế  

Ôn bổ thận dương

Đương quy Nhục quế
Kỷ tử Lộc giác

Nếu kèm dương nuy thêm vị Tỏa dương, Ba kích, Ngô công để ôn thận dương,

Nếu tinh dịch loãng thêm Dâm dương hoắc, Tang tử, Tử hà sa để bổ thận sinh tinh.

Nếu kèm tỳ khí hư, lúc mệt mỏi hoạt tinh nặng hơn, chán ăn, tự hãn, thì thêm vị Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật.

Nếu thận hư bất cố thì ngoài các vị bổ thận còn thêm các vị cố sáp, có thể dùng bài “Kim tỏa cố thận hoàn”, “Thủy lục nhị tiên đan”.

Nếu hoạt tinh vốn do tâm thận bất giao phát triển thành, thì ngoài các vị bổ thận tinh còn thêm vị dưỡng tâm an thần, có thể dùng bài “Ban long hoàn” hoặc “Tang phiêu tiêu tán”.

Cần chú ý là nếu hoạt tinh do thể thấp nhiệt phát triển thành không được dùng các vị cố sáp quá sớm.

  1. Dự hậu

Cần chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý

Không lạm dụng chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê…

Không thủ dâm, quan hệ tình dục quá độ

Khoa Thận Tiết niệu và Nam học – BVYHCTTW tiếp nhận điều trị các bệnh nhân rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, mãn dục nam, vô sinh nam, rối loạn tiểu tiện, bàng quang tăng hoạt,… Khoa đã sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại điều trị hiệu quả mang lại cuộc sống sung mãn cho rất nhiều đấng mày râu.

Địa chỉ: Khoa Thận Tiết niệu và Nam học, tầng 6, nhà số 5, Bệnh viện Y học cổ truyền trung Ương, 28 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

ĐTLH: 024 3943 7963 – 0912134254   (Từ 8h – 16h, thứ 2 – thứ 6)

  BSCKII. Nguyễn Thị Tám – trưởng khoa Thận Tiết niệu và Nam học